Thì hiện tại – Câu mệnh lệnh

Thì hiện tại đơn – Präsens

Chúng ta dễ dàng nhận ra là các động từ khi đi cùng với những chủ ngữ khác nhau sẽ kết thúc bằng những chữ cái khác nhau. Trước khi đi cụ thể vào quy tắc chia động từ, thì chung ta sẽ tìm hiểu trước về cấu trúc của một động từ gồm những gì đã.

Cơ bản mà nói thì động từ trong tiếng Đức có cấu trúc là: Verbstamm + en 

Hầu hết các động từ trong tiếng Đức kết thúc bằng en, nhưng ngoài ra cũng có những động từ kết thúc với –eln, -ern,…

Ví dụ:

  • machen có Verbstamm là mach-
  • heißen có Verbstamm là heiß-
  • telefonieren có Verbstamm là telefonier-
  • erinnern có Verbstamm là erinner-
ich -e du -st er/sie/es -t wir/sie/Sie -en ihr -t
machen mache machst macht machen macht
heißen heiße heißt heißt heißen heißt
gehen gehe gehst geht gehen geht
trinken trinke trinkst trinkt trinken trinkt
arbeiten arbeite arbeitest arbeitet arbeiten arbeitet
wandern wandere wanderst wandert wandern wandert
wechseln wechsle wechselst wechselt wechseln wechselt
telefonieren telefoniere telefonierst telefoniert telefonieren telefoniert
schlafen schlafe schläfst schläft schlafen schlaft
fahren fahre fährst fährt fahren fahrt
essen esse isst isst essen esst
lesen lese liest liest lesen lest
sprechen spreche sprichst spricht sprechen sprecht

Quy tắc chia động từ trong tiếng Đức

Một điểm chung dễ nhận ra là các động từ sẽ có các đuôi tương ứng với chủ ngữ (là các đại từ nhân xưng) như sau

  • Ich: Verbstamm +e
  • Du: Verbstamm +st
  • Er/sie/es/ihr: Verbstamm +t
  • Wir/sie/Sie: Verbstamm +en

Các động từ hơi hơi đặc biệt

  • Trong một số trường hợp, khi Verbstamm kết thúc bằng -t, -d, -chn, -dn, -fn, -gn, -tm thì khi chia động từ ở ngôi duer/sie/es chúng ta thêm -e trước khi thêm các đuôi -st-t tương ứng. 
  • Một số động từ mà Verbstamm có a hoặc e thì sẽ biến đổi khi chia ở ngôi duer/sie/es thành äie (nếu nguyên âm i trong Verstamm là nguyên âm dài) và i (nếu nguyên âm i trong Verbstamm là nguyên âm ngắn). Nhưng rất tiếc là không có quy tắc nào để nhận biết khi nào động từ đó sẽ bị biến đổi nguyên âm cả.

Nhóm động từ bất quy tắc

Động từ bất quy tắc là những động từ khi chia hoàn toàn không tuân theo nguyên tắc nào cả. Hú hồn chim én là cũng chỉ có 10 động từ thuộc nhóm này thôi nên cũng không mất thời gian để học thuộc lắm.

  • Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden
  • Các động từ khiếm khuyết (Modalverben): wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen, möchten (xem thêm ở đây)
  • Động từ: wissen
ich -e du -st er/sie/es -t wir/sie/Sie -en ihr -t
haben habe hast hat haben habt
sein bin bist ist sind seid
werden werde wirst wird werden werdet
können kann kannst kann können könnt
müssen muss musst muss müssen müsst
wollen will willst will wollen wollt
sollen soll sollst soll sollen sollt
dürfen darf darfst darf dürfen dürft
mögen mag magst mag mögen mögt
möchten möchte möchtest möchte möchten möchtet

Nội động từ – Ngoại động từ

Động từ là một trong nhiều thành phần trong câu dùng để diễn đạt hành động hoặc trạng thái. Tương tự như nhiều ngôn ngữ khác, trong tiếng Đức động từ cũng được chia làm hai nhóm chính là ngoại động từ – transitive Verben và nội động từ – intransitive Verben.

Ngoại động từ là những động từ ngoài chủ ngữ còn cần có một tân ngữ ở cách Akkusativ, chịu tác động bởi hành động của chủ ngữ.

Ví dụ:

ngoại động từ phải có một tân ngữ ở cách Akkusativ Ich brauche Geld. Tôi cần tiền.
Der Mann liebt seine Frau. Người đàn ông yêu vợ của ông ta.
Die Frau kauft eine neue Tasche. Người phụ nữ mua một cái túi xách mới.
ngoại động từ có thể đi tân ngữ ở cách Akkusativ

 

Das Kind isst (ein Eis). Đứa trẻ ăn (một cây kem).
Die Kinder singen (ein deutsches Lied). Những đứa trẻ hát (một bài hát tiếng Đức)
Frau Müller bezahlt (die Rechnung). Bà Müller thanh toán (hóa đơn)

Lưu ý: Có rất nhiều ngoại động từ không cần phải có tân ngữ ở cách Akkusativ đi kèm mà câu vẫn đủ ý nghĩa.

Nội động từ là những động từ không thể đi cùng với tân ngữ ở cách Akkusativ, nhưng có thể đi cùng với tân ngữ ở cách Dativ-, Genitiv-, Präpositionalobjekt (bổ ngữ giới từ) và Adverbialbestimmung (trạng từ)

không cần tân ngữ Ich schlafe. Tôi ngủ
Dativobjekt Ich folge dir. Tôi đi theo bạn.
Genitivobjekt (hầu như không gặp gặp ở các trình độ A1-B1) Die Unterlagen bedürfen einer genauen Überprüfung. Những giấy tờ này cần một sự kiểm tra kĩ lưỡng.
Präpositionalobjekt Sie achtet auf ihr Gewicht. Cô ấy chú ý đến cân nặng của mình.
Adverbialbestimmung Ich lege das Buch auf dem Tisch. Tôi đặt quyển sách lên bàn.

Vị trí của động từ trong câu

  • Câu tường thuật: vị trí của động từ trong câu nằm ở vị trí số 2
    • Công thức: Chủ ngữ + Vị ngữ
      • Chủ ngữ là danh từ, hoặc cụm danh từ, ở cách Nominativ
      • Động từ đứng ở vị trí thứ hai, và quyết định Tân ngữ ở cách Akkusativ hay Dativ.
        • Ví dụ: Ich lese. Trong câu này đã có đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Để làm rõ ý cho câu này, là đọc cái gì, thì ta bổ sung thêm tân ngữ trực tiếp cho động từ.

-> Ich lese ein Buch. Danh từ ein Buch được chia ở Akkusativ.

Để thêm một ý, là đọc cho ai thì ta bổ sung thêm tân ngữ gián tiếp cho động từ.

-> Ich lese ihm ein Buch. Đại từ nhân xưng ihm, được chia ở Dativ.

  • Câu nghi vấn:
    • Câu hỏi với từ để hỏi: trong dạng câu này, động từ nằm ở vị trí số 2
      • Was bist du von Beruf?
      • Wer bist du?
      • Wie ist dein Name?
      • Wo wohnen Sie?
      • Woher kommen Sie?
      • Wann gehen Max und Anne schwimmen?
    • Câu hỏi có/không: trong dạng câu hỏi này, động từ nằm ở vị trí số 1
      • Spielst du gern Fußball?
      • Machst du gern Sport?
      • Gehen wir zusammen?
  • Câu mệnh lênh (câu cầu khiến): trong dạng câu này động từ nằm ở vị trí số 1.Câu mệnh chỉ dùng đối với ngôi thứ 2, tức là du, ihrSie
    • Câu mệnh lệnh ngôi Sie (động từ để nguyên mẫu)
      • Gehen Sie (nach) links! Turn left – (ngài) hãy rẽ trái
      • Fahren Sie (nach) rechts! – Turn right – (Ngài) hãy rẽ phải
    • Câu mệnh lệnh ngôi du (bỏ đuôi -st ở động từ vừa chia)
      • Geh (nach) links!
      • Fahr (nach) rechts!
      • Gib mir meine Unterlagen zurück!
    • Câu mệnh lệnh ngôi ihr (động từ chia như bình thường ngôi ihr)
      • Geht links!
      • Fahrt rechts!

Một số lưu ý

Để giảm tính ra lệnh trong câu nói hoặc để cho câu nghe lịch sự hơn, chúng ta sẽ thêm -e vào sau động từ đã bỏ -st (chỉ áp dụng được với những động từ không bị biến đổi nguyên âm khi chia).

  • Gehe (nach) links!
  • Fahre (nach) rechts!
  • Gibe mir meine Unterlagen zurück!
  • Hilfe mir!
  • Nimme deine Sachen mit und verpisse dich!
  • Isse alles auf!

Tuy nhiên đối với các động từ bị biến đổi nguyên âm từ a thành ä, khia chia ở dạng câu mệnh lệnh, nguyên âm a sẽ không bị biến đổi.

  • Fahre (nach) rechts!
  • Schlafe nicht so viel!
  • Laufe schneller!

Đối với những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -d, -t, -m, -n thì luôn thêm -e

  • Arbeite schneller!
  • Bade jetzt!
  • Atme langsamer!
  • Finde meinen Schlüssel wieder!
  • Heirate ihn nicht!

Đối với tộng từ tách được – trennbare Verben thì tiền tố sẽ được đặt ở cuối câu

  • Hör mir zu!
  • Mach die Tür zu!
  • Steig ein!
  • Steh auf!

Tham khảo thêm các thì khác trong tiếng Đức:

Thì hiện tại hoàn thành – Präsens Perfekt

Thì quá khứ đơn – Präteritum

Thì quá khứ hoàn thành – Plusquamperfekt

Thì tương lai 1 – Futur 1

Thì tương lai 2 – Futur 2

Bài viết liên quan

0777024240
error: Content is protected !!